FE Credit lừa đảo? Thực hư sự việc ra sao?

Hiện nay, hình thức vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, hình thức vay này đang ngày càng được ưa chuộng vì nó giải quyết được các vấn đề cấp bách của khách hàng.

FE Credit là một công ty tín dụng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng sở hữu, nổi tiếng với dịch vụ vay tiêu dùng không cần thế chấp, đơn giản và vô cùng nhanh chóng.

Thế nhưng, công ty này đang vướng vào bê bối lừa đảo. Liệu điều này có phải là sự thật hay không? Chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn trong bài viết dưới đây.

Có phải FE Credit lừa đảo khách hàng không?

FE Credit xuất phát từ phòng tín dụng của ngân hàng VP Bank và được tách ra hoạt động riêng biệt từ năm 2010. Đến năm 2015 thì FE Credit mới được công chúng biết đến rầm rộ nhờ những ưu điểm vượt trội trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng không cần thế chấp. 

Trải qua nhiều thăng trầm, trong nhiều năm FE Credit đã xây dựng được nhiều gói sản phẩm cùng một tệp khách hàng vô cùng đồ sộ. Các dịch vụ giải quyết trọn vẹn nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi tìm kiếm một địa điểm uy tín và chất lượng để vay tiền. 

Ngoài ra, FE Credit cũng được công chúng biết đến thông qua nhiều scandal, tai tiếng lớn về lừa đảo khách hàng vay với lãi suất cao, thường xuyên nhắn tin, gọi điện đe dọa khách vay tiền phải trả nợ đúng hạn cả ngày lẫn đêm và kèm theo những lời lăng mạ. Các hình thức khủng bố tinh thần này được ví như cách thức của xã hội đen. 

Nhiều những bằng chứng được đưa ra như các video clip ghi lai cuộc gọi đòi nợ, hình ảnh,.. được đăng rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ vấn đề này và họ đã kết luận là quy trình và thủ tục cho vay tại FE Credit đều đúng như quy định. Vậy tin đồn FE Credit lừa đảo có đúng hay không? Có những lý do dưới đây có thể giải thích phần nào cho câu hỏi này.

Có phải FE Credit lừa đảo khách hàng không?

Lý do khách hàng tố cáo FE Credit lừa đảo

Một trong những lý do quan trọng khiến khách hàng cảm thấy bị lừa là do sự nhẹ dạ cả tin và sự chủ quan của người đi vay. Khi có nhu cầu vay tiền, thông thường họ sẽ chỉ quan tâm vào số tiền cần vay mà không để ý đến thời gian hoàn trả, lãi suất vay là như thế nào. 

Do đó, khi nhìn thấy số tiền phải trả lãi quá cao, vượt quá dự định ban đầu khiến bạn có cảm giác như bị lừa. Việc nhanh chóng ký tên vào các hợp đồng tín dụng khi chưa xem xét, cân nhắc kỹ có thể đem đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Để hạn chế những sự việc này xảy ra trong tương lai, trước khi vay ở một tổ chức tài chính nào đó, ngoài việc cân nhắc kỹ về số tiền cần vay, thời gian vay thì bạn cũng nên lưu tâm đến lãi suất vay cho khoản vay đó là như thế nào và cách hoàn trả thông qua hình thức nào.

Bên cạnh đó, trước khi thực sự quyết định đi vay, bạn nên thực hiện phân tích và so sánh nhiều tổ chức tài chính khác nhau để tìm nơi phù hợp và uy tín nhất. 

Dưới đây là 3 lý do thường gặp khi khách hàng tố “FE Credit” lừa đảo: Người đi vay không rõ thủ tục vay và các tính lãi suất; Người đi vay tự ý trả tiền trước thời hạn vay dẫn đến bị phạt nhiều loại phí; Không hiểu cách tính lãi suất và các khoản phí nên tố FE Credit lừa đảo thẻ tín dụng. 

Người đi vay không rõ thủ tục vay và các tính lãi suất

Đầu tiên, thủ tục vay vốn và cách tính lãi suất là những khái niệm tương đối phức tạp mà nếu như bạn không làm hoặc học tập trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính-ngân hàng thì khó có thể hiểu được.

Bên cạnh đó, cách tính lãi suất cho vay cũng là một thủ thuật mà nhiều nơi sử dụng để lừa khách hàng. Ví dụ như một khoản lãi chỉ tính 0,1% nhưng được tính theo ngày thì trở nên rất đáng sợ so với lãi suất 15%/năm. Do đó, để phòng tránh các rủi ro do thiếu hiểu biết, có 2 cách tính lãi suất dưới đây mà bạn nên tìm hiểu:

Lãi suất trên dư nợ gốc (lãi suất cố định)

Lãi suất cố định (Lãi suất trên dư nợ gốc) là số tiền lãi được ấn định một mức cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Chúng không chịu ảnh hưởng bởi những biến động của lãi suất thị trường. Và nó sẽ không thay đổi trong suốt quá trình mà bạn sẽ trả xuyên suốt thời gian vay cho đến khi đáo hạn khoản vay. Công thức tính:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay / thời gian vay + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng

Ví dụ nếu như bạn vay số tiền là 15 triệu đồng trong vòng 1 năm với lãi suất là 12%/năm thì số tiền cần chi trả trong mỗi tháng là:

Số tiền phải trả hàng tháng = 15/12 + 15×12%/12 = 1,4 triệu đồng/tháng

Lãi suất trên số dư nợ giảm dần

Lãi suất trên số dư nợ giảm dần có số tiền lãi của tháng đầu tiên sẽ cao nhất và theo thời gian, số tiền này sẽ giảm dần. Mỗi tháng, khách hàng cần trả cho ngân hàng hoặc công ty tài chính khoản tiền gồm tiền gốc và tiền lãi.

Trong đó, số tiền gốc và tiền lãi hàng tháng đều khác nhau bởi lãi suất được tính dựa vào số tiền mà thực tế, bạn còn nợ tại ngân hàng. Cách tính dư nợ giảm dần khá đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng công thức như sau:

Số tiền người vay phải trả lần thứ 1 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Số tiền người vay phải trả lần thứ 2 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả lần thứ 1) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng số tiền 100 triệu trong vòng 12 tháng với lãi suất được tính là 12%/ năm.

Tại tháng đầu tiên, số tiền bạn đang nợ là 100 triệu. Do đó, tiền lãi = 100 triệu x 12%/12 = 1 triệu đồng

Đến tháng thứ 2, bạn trả tiền gốc là 10 triệu, số tiền lãi lúc này là = (100 – 10) triệu x 12%/12 = 900.000 đồng

Sang tháng thứ 3, bạn tiếp tục trả tiền gốc 10 triệu. Số tiền lãi của tháng 3 sẽ là = (90 – 10) triệu x 12%/12 = 800.000 đồng

Các tháng tiếp theo bạn vẫn áp dụng công thức trên để tính cho đến lúc trả được hết số tiền vay ban đầu.

Đôi khi, do khách hàng không hiểu được cách tính số tiền lãi suất của FE Credit cho khoản vay đó nên khi được yêu cầu vừa trả lãi, vừa trả gốc khiến họ băn khoăn và cho rằng FE Credit lừa đảo.

Lỗi tại một phần người đi vay không tìm hiểu kỹ khoản vay, một phần do nhân viên tư vấn không giải thích cho khách hàng hiểu trước khi ký hợp đồng vay nợ.

Người đi vay tự ý trả tiền trước thời hạn vay dẫn đến bị phạt nhiều loại phí

Thông thường, khi đi vay việc phải nợ một khoản tiền của một ai đó vừa tạo động lực và áp lực để bạn lao động, kiếm tiền trả nợ càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, khi vay tín chấp tại FE Credit nếu như người đi vay trả sớm hơn so với thời hạn trên hợp đồng thì sẽ bị phạt một khoản phí gọi là phí trả trước hạn. Khoản phí này được tính từ 2-5% khoản vay. 

Nhiều người đi vay không nắm được điều khoản này, với tâm lý trả nợ càng sớm thì càng đỡ gánh lo. Vậy nên, khi trả nợ sớm hơn thời hạn hợp đồng mà còn bị bắt đóng phí trả trước hạn khiến họ cảm thấy như bị lừa dối.

Tuy nhiên, điều khoản này đã có trong hợp đồng vay vốn giữa hai bên nhằm bù đắp những rủi ro về lãi suất cũng như cân đối nguồn vốn bời vì trong thời gian khách hàng vay thì FE Credit vẫn phải trả lãi cho các bên mà họ huy động vốn. 

Vì không hiểu rõ điều khoản này, nên nhiều người đi vay đã vô tình vi phạm hợp đồng và đã tố “FE Credit” lừa đảo.

Một kinh nghiệm mà bạn cần ghi nhớ đó là trước khi ký một hợp đồng nào đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về các điều khoản và tính toán xem những điều khoản trong hợp đồng có phù hợp với nhu cầu của mình không nhé.

Không hiểu cách tính lãi suất và các khoản phí nên tố FE Credit lừa đảo thẻ tín dụng

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, do không tìm hiểu về cách tính lãi suất cũng như các khoản phí nên khách hàng đã tố FE Credit lừa đảo. Dưới đây là các cách tính lãi suất hiện đang áp dụng tại FE Credit mà bạn có thể tham khảo:

Lãi suất chung thẻ tín dụng FE Credit

FE Credit áp dụng các mức lãi suất chung như sau: 

  • Đối với thẻ tiêu chuẩn, hạn mức từ 6-60 triệu đồng thì mức lãi suất sẽ là 4,08%
  • Đối với thẻ vàng, hạn mức từ 30-60 triệu thì lãi suất sẽ ở mức 3,08%

Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng FE Credit

Thẻ FE Credit cũng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ATM có logo Mastercard. Việc rút tiền từ thẻ được tính như số tiền tạm ứng cho các khoản vay, chúng sẽ được tính với mức lãi suất là 1,5%/năm dựa trên giá trị tiền rút.

Do đó, việc rút tiền cũng có thể bị tính phí, bạn nên cân nhắc là có nên rút chỉ khi nào rơi vào các trường hợp khẩn cấp. Nhiều người đi vay không hiểu về phí rút tiền này nên họ cũng đánh giá là FE Credit lừa đảo.

Lãi suất quá hạn thẻ tín dụng FE Credit

Khi đến kì hạn thẻ tín dụng nếu như bạn không thanh toán các khoản nợ thì sẽ bị tính thêm lãi suất quá hạn. Vì khi sử dụng thẻ tín dụng thì có nghĩa là bạn đang vay tổ chức tín dụng phát hành thẻ một khoản tiền để chi trả trước cho các khoản chi tiêu tiêu dùng.

Mức lãi suất mà FE Credit quy định đối với người tiêu dùng trả quá hạn là 8% trên tổng số tiền thiếu phải trả trong kỳ.

Kết luận

FE Credit là một lời đồn thổi về những vấn đề không minh bạch trong quá trình làm việc giữa các nhân viên tư vấn và khách hàng.

Theo đó, người đi vay không được tìm hiểu đầy đủ về các quy trình cho vay, quy định về thời gian trả nợ, cách tính lãi suất cho các khoản vay và mức lãi đã suất gây nên sự hiểu lầm cho các khoản vay và số tiền thực tế mà khách hàng phải trả. 

Dù thế nào đi nữa, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, trước khi tham gia vay vốn tại một tổ chức nào đó thì cũng nên tìm hiểu kỹ về cách thức hoạt động vay tín dụng của các tổ chức này nhé. Chúc các bạn tổ chức vay uy tín và các gói vay phù hợp với mình nhất.

Gợi ý cho bạn

Công ty tài chính Prudential lừa đảo? Cách vay tín chấp
Công ty tài chính Prudential lừa đảo? Cách vay tín chấp
Bài viết này Taichinhz sẽ giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn công ty tài chính Prudential lừa đảo không? Bên cạnh đó bạn cũng nắm được các bước chi tiết vay tín chấp tại đơn vị này. Rất nhiều
Bảo hiểm nhân thọ lừa đảo là đúng hay sai?
Bảo hiểm nhân thọ lừa đảo là đúng hay sai?
Hiện nay, có nhiều người chọn mua các gói bảo hiểm nhân thọ để phòng ngừa các trường hợp rủi ro về sức khỏe, thân thể. Nhiều người có thể đã hiểu rõ về bảo hiểm nhân thọ, biết về
Có phải Công ty bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng?
Có phải Công ty bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng?
Nhiều người dùng đang hoang mang vì tin tức bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng. Vậy thực tế công ty manulife lừa đảo có đúng hay không? Thực hư câu chuyện này ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bình luận

Bình luận