Tái bảo hiểm là gì? Những hình thức tái bảo hiểm 2024

“Bảo hiểm” hay “Bảo hiểm nhân thọ” quá đỗi là quen thuộc. Thế nhưng “Tái bảo hiểm” là định nghĩa khá mới hiện nay. “Tái bảo hiểm” có thể mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho cuộc sống của bạn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về”Tái bảo hiểm” nhé.

Tái bảo hiểm là gì ?

Tái bảo hiểm chính là hoạt động mà Nhà bảo hiểm sử dụng để di chuyển một phần trách nhiệm đã thỏa thuận với Người mua bảo hiểm cho một Nhà bảo hiểm khách.

Dựa trên cơ sở làm việc thông qua hợp đồng tái bảo hiểm để nhượng lại một phần chi phí bảo hiểm cho Nhà bảo hiểm đó. Trên thực tế thì tái bảo hiểm nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc vì tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc.

“Tái bảo hiểm chính là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm” là câu nói mọi người thường nói bởi vì các công ty bảo hiểm phải gánh chịu những tổn thất đã được dàn trải ra.
Tại Việt Nam hiện nay có 2 Công ty tái bảo hiểm là Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re) và Công ty tái bảo hiểm là Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.

Vai trò của tái bảo hiểm

Vai trò của bảo hiểm hiện nay như sau:

  • Tái bảo hiểm có vai trò to lớn đối với người tham gia bảo hiểm và còn đối với những doanh nghiệp bảo hiểm. Tái bảo hiểm được thể hiện qua những vai trò sau đây:
  • Góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc, phân tán rủi ro. Nổi bật chính là những trường hợp xảy ra tích lũy rủi ro hoặc những sự cố thảm họa
  • Đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính thì nó nâng cao khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc. Thường xảy ra đối với các hợp đồng bảo hiểm có mức trách nhiệm cao, có số tiền bảo hiểm lớn liên quan đến khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc với người tham gia bảo hiểm.
  • Các công ty bảo hiểm nhờ có tái bảo hiểm mà có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm lớn, vừa không phải từ chối khách hàng, vừa đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về biên khả năng thanh toán.
  • Phòng ngừa thảm họa khi các rủi ro mang tính thảm hoạ( động đất, khủng bố, dịch bệnh, bão,..), các rủi ro bất thường sẽ ảnh hưởng đến công ty bảo hiểm gốc về khả năng bồi thường.
  • Trong việc dàn trải tổn thất và rủi ro thì tái bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu.

Những hình thức về tái bảo hiểm

1. Tái bảo hiểm tạm thời

Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm có chọn lọc, là hình thức tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm gốc phân bổ cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm một cách riêng biệt theo từng dịch vụ hoặc hợp đồng bảo hiểm.

Công ty tái bảo hiểm có quyền chấp nhận hoặc từ chối các dịch vụ và chính sách đó. Công ty bảo hiểm gốc quyết định dịch vụ nào sẽ tái bảo hiểm, và với tỷ lệ bao nhiêu, họ quyết định đăng ký công ty tái bảo hiểm nào.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chỉ có quyền từ chối hoặc chấp nhận tái bảo hiểm với tỷ lệ mà họ cho là phù hợp. Công ty bảo hiểm chính có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm cho công ty nhận tái bảo hiểm.

Trên thực tế quyết định có chấp nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần chi tiết đầy đủ thì nhà tái bảo hiểm cũng đã tiến hành đánh giá rủi ro của dịch vụ.

2. Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc là hình thức tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng quyền phải giao toàn bộ số đơn vị rủi ro được bảo hiểm ban đầu mà hai bên đã thỏa thuận và trong hợp đồng cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Ngược lại, các nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận mọi rủi ro này.

3. Tái bảo hiểm tùy chọn – bắt buộc

Là hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng quyền không cần nhượng lại tất cả các dịch vụ mà mình chấp nhận bảo hiểm mà ngược lại, nó yêu cầu công ty tái bảo hiểm chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng lại đã đưa vào thỏa thuận.

Nội dung và các điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm đã thoả thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tự lựa chọn – phải trung thực tuyệt đối để đảm bảo quyền lợi của bên nhận tái bảo hiểm.

Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là phương thức đa dạng hóa và chia sẻ rủi ro theo chiều ngang bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau.

Khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro, hư hỏng, mất mát, công ty bảo hiểm sẽ liên đới chịu trách nhiệm bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận và phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng trước đó.

Trong những trường hợp thông thường, người ta thường sử dụng đồng bảo hiểm trong những trường hợp đặc biệt, đồng thời giúp các công ty chia sẻ và đa dạng hóa rủi ro trên thị trường bảo hiểm. Nó thường được áp dụng cho các trường hợp mà giá trị của các hợp đồng bảo hiểm như bảo hiểm tàu thủy nội địa và bảo hiểm máy bay quá lớn.

So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

Giống nhau

  • Có đa số công ty cùng gia nhập vào 1 đơn vị rủi ro
  • Cả hai đều là nghiệp vụ nhằm đa dạng hóa rủi ro giữa các công ty bảo hiểm
  • Tỷ lệ rủi ro được chấp nhận phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty bảo hiểm và loại rủi ro
  • Cải thiện khả năng có được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm
  • Hỗ trợ sự phát triển ổn định của các công ty bảo hiểm mới và cũ 
  • Tăng thu nhập của các công ty bảo hiểm 
  • Giúp khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm lớn nhanh chóng ký hợp đồng.

Khác nhau

Khái niệmĐồng bảo hiểm là phương pháp đa dạng hóa rủi ro theo chiều ngangTái bảo hiểm là một nghiệp vụ được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã được người được bảo hiểm chấp nhận cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Bằng cách tập hợp nhiều công ty làm đối tượng, một phần chi phí bảo hiểm được phân bổ cho bên bảo hiểm công ty thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Hợp đồng-Chỉ có một hợp đồng giữa các công ty bảo hiểm lẫn nhau.
– Người chịu trách nhiệm cao nhất là người có thẩm quyền ký hợp đồng
Có hai hợp đồng được ký kết:
– Giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm.
– Giữa công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm
Pháp lý– Người được bảo hiểm phải biết tất cả những người đồng bảo hiểm. Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm có quyền bồi thường cho tất cả những người đồng bảo hiểm– Người được bảo hiểm chỉ cần biết rằng người bảo hiểm gốc có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tổn thất.
– Nếu công ty bảo hiểm gốc bị phá sản thì người được bảo hiểm không có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường 
Đối tượng– Người được bảo hiểm là chủ thể trực tiếp của người được bảo hiểm– Người bảo hiểm là chủ thể trực tiếp của người được bảo hiểm
Sự khác nhau giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

Kết luận

Qua bài viết trên có lẽ bạn đã hiểu thế nào là “Tái bảo hiểm” và mong kiến thức bổ ích trên có thể giúp bạn trong đời sống hàng ngày.

Gợi ý cho bạn

Có nên mua bảo hiểm thai sản Manulife không?
Có nên mua bảo hiểm thai sản Manulife không?
Hiện nay để giúp giảm thiểu chi phí cũng như để được hưởng các chế độ ưu đãi cho thai sản, rất nhiều người đã tìm hiểu đến bảo hiểm thai sản. Và bảo hiểm thai sản Manulife là một
Bảo hiểm thai sản UIC có tốt không?
Bảo hiểm thai sản UIC có tốt không?
Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển hơn, việc sử dụng bảo hiểm thai sản để bảo vệ chăm sóc mẹ và bé cùng ngày càng được ưa chuộng hơn. Và bảo hiểm thai sản UIC, là loại bảo

Bình luận

Bình luận