Bảo hiểm tài sản là gì? Có nên mua bảo hiểm tài sản không?

Bảo hiểm tài sản là một hình thức bảo hiểm phổ biến hiện nay, đồng thời cũng là loại hình bảo hiểm xuất hiện sớm nhất trong các loại bảo hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây về bảo hiểm tài sản một cách chi tiết nhất, giúp bạn có thêm một công cụ bảo vệ tài sản hữu hiệu nhất nhé!

Bảo hiểm tài sản là gì?

Bảo hiểm tài sản là một loại hình bảo hiểm phi nhân thọ nhằm bảo vệ tài sản hoặc người sở hữu tài sản đó. Bảo hiểm tài sản sẽ chi trả một khoản bồi thường cho người chủ sở hữu hoặc tiến hành khắc phục nếu xảy ra các trường hợp bất trắc làm thiệt hại đến tài sản.

Nguồn gốc bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm có nguồn gốc lâu đời nhất trong tất cả các loại hình bảo hiểm. Lịch sử hình thành loại bảo hiểm tài sản bắt đầu từ năm 1666, tại Luân Đôn, sau khi diễn ra một trận “đại hỏa hoạn” tàn khốc thiêu rụi khoảng hơn 13.000 ngôi nhà. Chứng kiến hậu quả của đám cháy đã nhen nhóm lên nhiều quan điểm cần một loại hình bảo vệ tài sản. Nhiều người đã cố gắng đưa ra kế hoạch bảo hiểm hỏa hoạn, nhưng thực tế thì chúng không mang lại kết quả gì.

Một hợp đồng bảo hiểm vào thế kỷ 18.

Mãi đến năm 1681, một nhóm các nhà kinh tế học gồm Nicholas Barbon và 11 cộng sự khác của mình đã thành lập công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên và đã có khoảng 5000 căn nhà tham gia bảo hiểm tại văn phòng bảo hiểm của Barbon.

Sau sự thành công của văn phòng bảo hiểm “Insurance Office for Houses” khởi xướng bởi Barbon, hàng ngàn văn phòng bảo hiểm khác cũng mọc lên như nấm trong những thập kỷ tiếp theo. Nếu có xảy ra hỏa hoạn, họ sẽ sử dụng đội cứu hỏa được thành lập từ trước đó tham gia chữa cháy để ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại cho các tài sản được bảo hiểm.

Đặc điểm của bảo hiểm tài sản

Dựa trên luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm của bảo hiểm tài sản dưới đây:

  • Các loại tài sản được bảo hiểm là các tài sản hữu hình, có thể xác định bằng tiền và được đặt tại một nơi chốn cố định bao gồm: nhà cửa, máy móc, phương tiện di chuyển, vận tải, hàng hóa, súc vật, mùa màng,… tiền hoặc các giấy tờ có giá trị bằng tiền và các quyền tài sản khác.
  • Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm tài sản là khoản bồi thường sẽ nhỏ hơn 100% giá trị tài sản tổn thất của chủ sở hữu hay còn gọi là bảo hiểm dưới giá trị. Ví dụ như trường hợp người mua bảo hiểm bị trộm cắp một tài sản được bảo hiểm có giá trị 100 đồng thì người chủ sở hữu đó có thể sẽ được công ty bảo hiểm chi trả khoản 50 đồng để bồi thường tổn thất.
  • Các loại rủi ro tài sản được bảo hiểm có thể kể đến rủi ro không lường trước được như thiên tai, cháy nổ, bãi công, đình công, bạo động, các hành động ác ý, nước tràn ra từ bể chứa, thiệt hại do đâm va,…
  • Khi xảy ra thiệt hại, người mua bảo hiểm cần phải chứng thực được giá trị tài sản thiệt hại và hoàn cảnh rủi ro xảy ra nằm trong sự kiện được bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường giới hạn đối với các loại tài sản tại thời điểm và nơi xảy ra thiệt hại.
  • Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thực hiện bồi thường tổn thất cho các trường hợp tài sản bị bào mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản. Trừ các trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Mục đích của bảo hiểm tài sản

Hiện nay, không những đa phần các công ty mua bảo hiểm tài sản mà các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang đẩy mạnh buôn bán loại bảo hiểm này.

Tham gia bảo hiểm tài sản là đang bảo vệ tài sản của bạn.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm tài sản nhằm các mục đích phòng tránh các rủi ro có thể bất ngờ ập đến trong tương lai. Bởi vì không ai có thể biết trước được các sự cố sẽ xảy đến với mình như thế nào. Một trường hợp được chi trả bảo hiểm nổi tiếng là vụ cháy Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vào năm 2019. Tổng số tiền được chi trả gồm hai đợt lên đến 138 tỷ đồng.

Về bản chất việc bồi thường bảo hiểm tài sản là người được bảo hiểm chỉ có quyền được bồi thường cho những tổn thất thực sự phải chịu. Điều này có nghĩa là khoản bồi thường sẽ đảm bảo khỏi sự thiệt hại, hư hỏng và tổn thất. Sự đảm bảo nhằm cam kết đưa người được bảo hiểm khôi phục lại trạng thái ban đầu như trước khi xảy ra sự kiện không mong đợi.

Quyền lợi bảo hiểm tài sản

Chính sách bảo hiểm tài sản giúp bảo vệ chủ sở hữu tài sản trước những rủi ro bất ngờ.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tài sản hằng năm sẽ nhận được một mức đầu tư bảo hiểm lớn tại các doanh nghiệp. Từ đó, nguồn vốn này được đem đầu tư ngược lại vào xã hội, mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ.

Đối với những người mua bảo hiểm, việc tham gia bảo hiểm tài sản đem đến một sự an tâm trước những rủi ro không lường trước được. Đồng thời, nếu như lỡ không may có sự cố xảy ra, các khoản bồi thường cũng mang lại một nguồn vốn nhất định giúp chủ sở hữu có khả năng gây dựng lại tài sản.

Có nên mua bảo hiểm tài sản không?

Trước thắc mắc về việc mua bảo hiểm tài sản, mỗi một người mua cần cân nhắc đến lợi ích mà nó mang lại như chuyển dịch rủi ro, lấy lại được một phần vốn sau sự cố để cân nhắc về các yếu tố lợi hại mà nó mang lại. Từ đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho mình.

Các loại bảo hiểm tài sản

Trên thị trường bảo hiểm hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đầy đủ đa dạng các loại hình bảo hiểm tài sản. Trong đó, chúng ta có thể kể đến các trường hợp bảo hiểm phổ biến sau:

Bảo hiểm nhà xưởng

Đây là một loại hình thức bảo hiểm tài sản dành cho nhà xưởng. Tùy theo hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và chủ sở hữu tài sản mà việc bồi thường có thể chi trả cho tổn thất của nhà xưởng, có thể bao gồm toàn bộ máy móc, vật tư, thiết bị, sản phẩm,… trong nhà xưởng tại thời điểm xảy ra tổn thất.

Bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa nhằm đảm bảo cho những rủi ro hàng hóa có thể xảy ra như xe chở hàng hóa đâm vào xe khác trên quá trình vận chuyển, hàng hóa bị hư hỏng, do thiên tai bão lụt, động đất…

Bảo hiểm tài sản kỹ thuật

Bảo hiểm tài sản kỹ thuật doanh nghiệp là sản phẩm bảo hiểm cho mọi loại tài sản nhằm đề phòng các sự cố không đáng có. Hiện nay, có hai loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật như sau:

  • Bảo hiểm tài sản kỹ thuật bắt buộc: nhà nước quy định một số ngành nghề, đơn vị kinh doanh buộc phải tham gia
  • Bảo hiểm tài sản tự nguyện: không có sự ràng buộc của nhà nước, mỗi một doanh nghiệp, đoàn thể, cá nhân có thể tham gia nếu muốn đảm bảo cho tài sản của mình.

Bảo hiểm cháy nổ

Đây là loại hình bảo hiểm mà việc bồi thường tổn thất do nguyên nhân cháy nổ gây ra. Hình thức bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mọi doanh nghiệp đều phải tham gia. Các khoản bồi thường cháy nổ không chỉ giá trị của công trình kiến trúc mà bao gồm cả tài sản bên trong.

Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản

Dưới đây là một số nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản cần phải lưu ý:

Căn cứ bồi thường

Dựa trên điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 có quy định cụ thể như sau:

  • Số tiền bồi thường cho tài sản tổn thất được căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm diễn ra vụ việc. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số tiền định giá thị trường.
  • Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả sẽ không vượt quá số tiền mà người được bảo hiểm đóng
  • Ngoài tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải chi trả toàn bộ số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải chịu khi thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Xác định căn cứ bồi thường dựa trên điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

Hình thức bồi thường

Tùy theo những thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua bảo hiểm và bên thực thi bảo hiểm sẽ phải tiến hành bồi thường một trong các hình thức sau:

  • Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
  • Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
  • Chi trả tiền bồi thường thiệt hại

Nếu doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm không thống nhất được hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ tiến hành bằng cách chi trả bằng tiền. 

Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường bằng hình thức thay thế tài sản hoặc bồi thường bằng tiền thì sau khi hoàn tất việc thay thế, chi trả tiền doanh nghiệp này có quyền thu hồi toàn bộ tài sản bị thiệt hại.

Giám định tổn thất

Cần xác định mức độ thiệt hại trước khi bồi thường bảo hiểm.

Sau khi xảy ra sự cố bảo hiểm, các bên sẽ thống nhất ủy quyền doanh nghiệp tiến hành việc giám định tổn thất nhằm tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và xác định mức độ tổn thất. Mọi chi phí giám định sẽ được chi trả bởi doanh nghiệp bảo hiểm.

Nếu các bên không có sự đồng thuận về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. 

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc chỉ định giám định viên độc lập thì một trong các bên được phép yêu cầu Tòa án chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập lúc này có giá trị bắt buộc đối với tất cả các bên.

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi thường

Dựa theo điều 49 luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 có nêu cụ thể về trách nhiệm chuyển yêu cầu quyền bồi hoàn.

Những lưu ý khi mua bảo hiểm tài sản

Khi mua bảo hiểm tài sản, người mua cần lưu tâm đến một số điều sau:

  • Hình thức bảo hiểm.
  • Hình thức bồi thường.
  • Các điều khoản phụ được đưa vào bảo hiểm.
  • Hợp đồng có thống nhất cơ quan giám định tổn thất hay chưa.
  • Loại tài sản nằm trong danh mục được bảo hiểm.

Kết luận

Với những thông tin chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp đầy đủ đến bạn những kiến thức về bảo hiểm tài sản cũng như các loại bảo hiểm tài sản đến bạn đọc. Hãy cân nhắc thật cẩn thận các lợi ích mà nó mang lại, nội dung bảo hiểm và những lưu ý quan trọng trước khi mua bảo hiểm tài sản nhé!

Gợi ý cho bạn

Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm khoản vay
Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay là gói bảo hiểm luôn được các ngân hàng, tổ chức tín dụng khuyến khích mua khi vay vốn ngân hàng. Rất nhiều khách hàng còn băn khoăn về gói bảo hiểm này. Không ít người

Bình luận

Bình luận