Rủi ro là gì?Những rủi ro khi sử dụng bảo hiểm thường gặp

Cụm từ “rủi ro” khi nghe qua cũng khiến mọi người lo sợ. Vậy trong kinh tế hay sản xuất, như thế nào sẽ được gọi là “rủi ro”.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Rủi ro là gì?” cho bạn và các mức độ của rủi ro trong bảo hiểm như thế nào?

Rủi ro là gì?

Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường mang lại kết quả không mong đợi hay có hậu quả thiệt hại.

Các mức độ rủi ro trong bảo hiểm

Mỗi rủi ro luôn có khả năng gây tác hại khác nhau và phát sinh. Chính vì thế, thông qua mức độ nghiêm trọng của rủi ro và thông qua tần suất xuất hiện rủi ro thì bạn có thể đánh giá được mức độ rủi ro nặng nhẹ.

Tần suất xuất hiện rủi ro: Là số lần có thể xuất hiện rủi ro được xác định trong khoảng cách trung bình hay trong 1 khoảng thời gian nhất định xuất hiện các rủi ro.

Ví dụ: 1 đợt lũ lụt gần đê sông Hồng thì cứ 5 năm lại xuất hiện . Vậy cứ 10 năm thì có 2 lần xuất hiện lũ lụt ở khu vực đê sông Hồng đây được gọi là tần suất xuất hiện rủi ro.

Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Đây là hậu quả trực tiếp của rủi ro, tính khốc liệt của tổn thất. Mỗi người khác nhau sẽ chịu tổn thất khác nhau khi gặp rủi ro.

Ví dụ: Lạnh giá không ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại bắp cải, rau đậu nhưng có thể gây ảnh hưởng đến việc gieo mạ nảy mầm.

Phân loại rủi ro trong bảo hiểm

Các rủi ro có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý.

Rủi ro được chia thành rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ tùy theo khả năng xảy ra hậu quả.

1. Rủi ro được bảo hiểm

Rủi ro có thể được bảo hiểm được gọi là rủi ro được bảo hiểm thì. Những rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm nếu những rủi ro này xảy ra làm phát sinh trách nhiệm trả hay bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm.

2. Rủi ro không được bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro loại trừ. Doanh nghiệp cũng không trả tiền bảo hiểm hay chấp nhận bồi thường cho những rủi ro không được bảo hiểm. Các rủi ro loại trừ có thể là những rủi ro dứt khoát bị loại trừ, có thể là những hành vi không cố định hay cố ý.

Một số trường hợp loại trừ bảo hiểm như sau:

  • Những sự kiện bảo hiểm xảy ra hay những thiệt hại do người được hưởng quyền lợi bảo hiểm hay do lỗi cố ý của người tham gia bảo hiểm.
  • Sóng thần, động đất, chiến tranh, núi phun lửa,…là những thiệt hại xảy ra mang tính chất thảm hại.
  • Giảm sút giá trị thương mại là thiệt hại gián tiếp. 
  • Hậu quả gián tiếp hay trực tiếp của nhiễu phóng xạ phát sinh từ vụ nổ nguyên tử, phóng xạ hay việc dùng năng lượng nguyên tử hoặc các chất liệu phóng xạ hạt nhân…

3. Rủi ro loại trừ

Doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, không trả tiền bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường nếu chúng xảy ra được gọi là những rủi ro loại trừ.

Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thu hẹp hay mở rộng các rủi ro loại trừ (thu hẹp hay mở rộng phạm vi bảo hiểm). Làm cho sản phẩm bảo hiểm phù hợp hơn với nhu cầu bảo hiểm, điều kiện cụ thể của đối tượng bảo hiểm và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.

Rủi ro loại trừ và rủi ro bảo hiểm thường được nêu trong điều khoản bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm.

Kết luận

Qua bài viết trên có thể chúng ta đã hiểu thế nào là “rủi ro” và có thêm kiến thức cho bản thân mình về nhiều lĩnh vực. Hy vọng những thông tin mà Taichinhz cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận