Tìm hiểu phần bù rủi ro là gì? Cách tính phần bù rủi ro dễ hiểu

Người ta cho rằng, lợi nhuận không nên tương đồng nhau ở những khoản đầu tư có rủi ro khác nhau. Phần bù rủi ro ra đời như một khoản bồi thường cho những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu. 

Vậy cụ thể phần bù rủi ro là gì? Cách tính phần bù rủi ro ra sao? Bạn có thể áp dụng phần bù để cân nhắc quyết định đầu tư như thế nào? Những thông tin thú vị xoay quanh phần bù rủi ro sẽ được mang đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Phần bù rủi ro là gì?

Phần bù rủi ro (tiếng Anh là Risk Premium) là phần chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận của khoản đầu tư dự kiến mang lại so với lãi suất phi rủi ro. Hay nói cách khác, đây là phần lợi nhuận cộng thêm mà nhà đầu tư sẽ nhận được (hoặc dự kiến ​​nhận được) từ việc nắm giữ danh mục đầu tư rủi ro trên thị trường, thay vì những tài sản phi rủi ro.

Phần bù rủi ro được xem là hình thức bù đắp cho nhà đầu tư, khi họ có nguy cơ phải chịu mất một phần hoặc toàn bộ số tiền bỏ ra. 

Ví dụ, trái phiếu được phát hành bởi các công ty có uy tín lớn sẽ trả một mức lãi suất (lợi tức) thấp hơn so với trái phiếu mà các doanh nghiệp mới thành lập, có khả năng sinh lời không chắc chắn phát hành.

Những khái niệm xoay quanh phần bù rủi ro mà bạn nên biết

1. Khái niệm phần bù rủi ro thị trường bắt buộc

Đây là con số tối thiểu của phần bù rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận. Nếu tỷ suất sinh lợi của một khoản đầu tư thấp hơn tỷ suất sinh lợi bắt buộc này thì nhà đầu tư sẽ khó lòng đầu tư. Nó còn được gọi là tỷ suất rào.

2. Khái niệm phần bù rủi ro thị trường lịch sử

Đây là phần bù rủi ro được đo lường bằng tỷ suất của lợi nhuận của việc thực hiện đầu tư trong quá khứ lấy từ công cụ đầu tư. Vì giá trị tính toán dựa trên hoạt động trong quá khứ, phần bù rủi ro thị trường lịch sử sẽ cho ra kết quả giống nhau với tất cả các nhà đầu tư.

3. Khái niệm phần bù rủi ro thị trường kỳ vọng

Phần bù rủi ro này dựa trên lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư, do đó sẽ có sự khác nhau giữa các danh mục đầu, giữa nhà đầu tư này với nhà đầu tư khác.

Cách tính phần bù rủi ro dễ hiểu

Phần bù rủi ro được tính theo công thức sau:

Phần bù rủi ro = Tỷ suất sinh lợi yêu cầu – Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro

Trong công thức trên:

  • Tỷ suất sinh lợi yêu cầu là lãi suất nhà đầu tư dự kiến sẽ nhận được cho khoản đầu tư rủi ro của mình. Thông số này được quyết định dựa trên cân nhắc phần bù rủi ro lịch sử và phần bù rủi ro kỳ vọng, cũng như so sánh với phần bù rủi ro thị trường bắt buộc.
  • Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là tỷ suất sinh lợi tối thiểu của bất kỳ khoản đầu tư nào, đó là khi mức rủi ro bằng 0.

Lưu ý: Phần bù rủi ro thị trường là một phần của mô hình Định giá Tài sản Vốn (CAPM). Theo mô hình CAPM:

Lợi tức của một tài sản = lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro x hệ số (beta) của tài sản đó. 

Hệ số là thước đo mức độ rủi ro của một tài sản so với thị trường tổng thể. 

Ví dụ, một tài sản không rủi ro sẽ có hệ số beta = 0, do đó lợi tức sẽ không có phần bù rủi ro thị trường. Mặt khác, một tài sản có độ rủi ro cao, với hệ số beta là 0,8, sẽ nhận gần như đầy đủ phần bù rủi ro.

Đặc điểm của phần bù rủi ro trên thị trường

  • Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận là tiền đề chính cho phần bù rủi ro. 

Ví dụ: Nếu một khoản đầu tư mang lại lợi nhuận đều đặn 10%/năm mà không có rủi ro, nó không có biến động lợi nhuận.

Nếu một khoản đầu tư khác mang lại 20% lợi nhuận trong năm đầu tiên, 30% trong năm thứ hai và 15% trong năm thứ 3, nó có mức lợi nhuận biến động cao hơn và do đó, được coi là “rủi ro hơn”, mặc dù nó ghi nhận lợi nhuận trung bình cao hơn .

  • Thông thường, trái phiếu chính phủ được dùng để xác định tỷ suất sinh lợi phi rủi ro, vì đây là khoản đầu tư hầu như không có rủi ro.
  • Phần bù rủi ro thị trường bắt buộc và kỳ vọng khác nhau đối với từng nhà đầu tư. Trong quá trình tính toán, nhà đầu tư cần tính tới chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư.
  • Với phần bù rủi ro thị trường lịch sử, lợi nhuận sẽ khác nhau tùy thuộc vào công cụ mà nhà phân tích sử dụng. 

Ví dụ: Ở thị trường Mỹ, các nhà phân tích sử dụng chỉ số S&P 500 (chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ) làm tiêu chuẩn để tính toán hiệu suất thị trường trong quá khứ.

Kết luận

Như vậy, phần bù rủi ro là một nhân tố cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về phần bù rủi ro là gì? Đừng ngại để lại bình luận bên dưới nếu bạn muốn trao đổi thêm về chủ đề này nha.

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận