Cần bao nhiêu tiền thì gửi tiết kiệm được?

Bạn muốn có một khoản tích lũy cho tương lai? Bạn sợ rằng mình sẽ tiêu xài hết số tiền đang có. Hẳn điều đầu tiên bạn nghĩ đến để khắc phục tình trạng này là gửi tiết kiệm. Vậy có bao nhiêu tiền thì có thể gửi tiết kiệm được?

Bao nhiêu tiền thì gửi tiết kiệm được?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người khi tìm hiểu về gửi tiết kiệm đặt ra. Hiện nay, có rất nhiều loại hình gửi tiết kiệm. Mức tối thiểu của mỗi loại hình lại được quy định khác nhau. Mức tiền này còn liên quan đến kỳ hạn gửi tiết kiệm của bạn.

Đối với những hình thức có kỳ hạn từ 6 – 36 tháng, khách hàng sẽ được lựa chọn gửi định kỳ theo tháng hoặc gửi 1 lần. Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu mức tối thiểu như sau:

  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, các ngân hàng sẽ yêu cầu mức tối thiểu 1 triệu đồng.
  • Gửi góp định kỳ mỗi tháng, số tiền gửi thêm mỗi tháng không được nhỏ hơn mức gửi ban đầu.
  • Gửi tiết kiệm online là hình thức được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bạn chỉ cần sở hữu tài khoản ngân hàng và số tiền tối thiểu của loại hình này là 1 triệu đồng.

Có thể gửi tiết kiệm 500 nghìn đồng không?

Khi nhắc đến gửi tiết kiệm nhiều người nghĩ ngay đến những khoản tiền lớn. Trên thực tế, có rất nhiều ngân hàng triển khai những gói gửi tiết kiệm online từ mức thấp. 

Một số những sản phẩm gửi tiết kiệm của các ngân hàng có hạn mức thấp như sau:

  • Ngân hàng Sacombank với “Tiền gửi tích lũy tương lai”.
  • Ngân hàng ABBank cũng cho ra mắt “Tích lũy cho tương lai”.
  • Ngân hàng VIB có sản phẩm “Tiết kiệm gửi góp”.
  • Ngân hàng BIDV ghi điểm với “Tiết kiệm tích lũy Bảo An”.
  • Ngân hàng Agribank cũng triển khai sản phẩm tiết kiệm gửi góp.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm từ 500 nghìn đồng. Và với mức này, bạn nên lựa chọn kỳ hạn 1 tháng với lãi suất kép.

Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng không? 

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian hay kiến thức để đầu tư thì gửi tiết kiệm là sự lựa chọn tối ưu. Hình thức này không chỉ an toàn mà còn giúp bạn sinh ra lợi nhuận. Điểm qua những lợi ích mà gửi tiết kiệm ngân hàng mang lại sau đây nhé:

  • Tiền của bạn không hề nằm im mà vẫn mang lai lợi nhuận cho bạn. Hơn hết là khoản lãi này sinh ra thường xuyên. 
  • Khoản tiền khách hàng được giám sát với cơ quan chức năng, nên an toàn tuyệt đối. Bạn không nên vì lãi suất cao mà tin vào tín dụng đen. Có thể nó còn khiến bạn vi phạm pháp luật
  • Bạn được phép lựa chọn kỳ hạn gửi cho mình. Có nhiều mức kỳ hạn để bạn lựa chọn cho dòng tiền của mình. 
  • Quan trọng nhất là tính minh bạch cao, số tiền gửi vào ngân hàng được chứng thức, có căn cứ bằng văn bản. Điều này giúp khách hàng yên tâm bởi có thể kiểm soát nguồn tiền bất cứ khi nào.

Mức gửi tiết kiệm tối thiểu ở một số ngân hàng hiện nay

Khi quyết định gửi tiết kiệm, bạn nên tham khảo một số ngân hàng uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

  • BIDV yêu cầu số tiền gửi tối thiểu để mở sổ tiết kiệm là 500.000 VND, 100 EUR, 100 USD. 
  • Vietcombank thể hiện vị trí đứng đầu với mạng lưới chi nhánh và các văn phòng giao dịch rộng khắp cả nước sẽ thuận tiện cho nhiều khách hàng khi muốn giao dịch tại quầy. Chỉ với 500.000 đồng hoặc 20 USD là khách hàng có thể sở hữu cuốn sổ tiết kiệm tại Vietcombank. 
  • Ngân hàng Viettinbank có số lượng khách hàng rất lớn. Số tiền gửi tiết kiệm tối thiểu Viettinbank yêu cầu là: 1 TRIỆU VND, 10 EUR, 10 USD,.
  • Ngân hàng Techcombank yêu cầu mức tiền gửi tối thiểu đối với các loại hình tiết kiệm thường là 1.000.000 VND và đối với cá loại ngoại tệ khác là 100 USD, 100 JPY, 100 EUR, 100 GBP, 100 AUD, 100 SGD.

Những ngân hàng thường tích hợp gói tiền gửi với tài khoản ngân hàng online, rất thuận tiện cho nhiều người.

Lãi suất gửi tiết kiệm mới nhất tại một số ngân hàng

Lãi suất gửi tiết kiệm là điều mà nhiều người lưu tâm khi gửi tiết kiệm. Lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào kỳ hạn gửi của bạn. Cùng tham khảo lãi suất của 1 số ngân hàng hiện nay theo kỳ hạn lần lượt là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng sau đây nhé:

  • ACB có lãi suất lần lượt là: 5,00; 5,00; 6,50; 7,00; 7,75.
  • Agribank có mức lãi suất thấp hơn 1 chút là: 4,3; 4,8; 5,3; 6,8; 6,8.
  • Vietcombank có mức lãi suất từng kỳ hạn giống với Agribank.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng

Mặc dù đã được ghi rõ nhưng nhiều người còn chưa rõ cách tính. Bạn có thể tham khảo cách tính chung hiện nay như sau:

Tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Tiền lãi sinh ra= số tiền đã gửi * lãi suất(%)/365 * số ngày gửi thực tế.

Ví dụ: Khách hàng gửi 500 triệu theo hình thức không kỳ hạn, mức lãi 6%/năm. Thời điểm mà khách hàng rút là sau 6 tháng, áp dụng theo công thức trên, số tiền nhận được sẽ là: 500.000.000 x 6/100 x 180/365 = 14,8 triệu đồng.

Tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền lãi sinh ra= số tiền đã gửi * lãi suất(%)/12* kỳ hạn gửi tiết kiệm.

Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 500 triệu đồng theo kỳ hạn 1 năm, mức lãi suất 6.00% lĩnh cuối kỳ. Áp dụng công thức trên, số tiền lãi khách hàng nhận được sẽ là 500.000.000 x (4,50/100/12) x 9 = 16,8 triệu đồng.

Những lưu ý khi gửi tiết kiệm

Để quyết định gửi tiền vào ngân hàng, bạn nên cân nhắc về tài chính của bản thân. Tuỳ thuộc vào thời gian bạn cần sử dụng tiền sau đó mà chọn kỳ hạn gửi phù hợp. Hãy lưu ý những điểm sau đây khi gửi tiết kiệm:

  • Tuyệt đối không tin vào tín dụng đen. Hãy tìm hiểu những ngân hàng uy tín để đảm bảo nguồn tiền của mình.
  • Lưu ý lãi suất và các gói gửi tiết kiệm ngân hàng đang có. Bạn có thể nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn chi tiết cho mình. 
  • Lãi suất kép và sự lựa chọn thông minh nhằm tối ưu hóa khoản gốc.

Kết luận

Gửi tiết kiệm là một phương án thông minh trong lối sống hiện đại ngày nay. Với những ưu điểm cũng như tiện ích mà ngày càng nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn bỏ túi một vài kiến thức về hình thức này. Đừng quên chia sẻ những thông tin hấp dẫn trên đây đến người thân của mình nhé!

Gợi ý cho bạn

Tìm hiểu về chính sách tiền tệ
Tìm hiểu về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ và các ảnh hưởng về kinh tế? Liệu chính sách tiền tệ có biến bạn sẽ trở nên giàu - nghèo trong chớp mắt?
Bảo hiểm thai sản BIC có tốt không?
Bảo hiểm thai sản BIC có tốt không?
ảo hiểm thai sản BIC là gì? Các gói sản phẩm bảo hiểm thai sản BIC có tốt không? Tư vấn mua bảo hiểm thai sản BIC cùng mức phí bảo hiểm cho từng gói sản phẩm.
Bảo hiểm thai sản UIC có tốt không?
Bảo hiểm thai sản UIC có tốt không?
Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển hơn, việc sử dụng bảo hiểm thai sản để bảo vệ chăm sóc mẹ và bé cùng ngày càng được ưa chuộng hơn. Và bảo hiểm thai sản UIC, là loại bảo
Có nên mua bảo hiểm thai sản Manulife không?
Có nên mua bảo hiểm thai sản Manulife không?
Hiện nay để giúp giảm thiểu chi phí cũng như để được hưởng các chế độ ưu đãi cho thai sản, rất nhiều người đã tìm hiểu đến bảo hiểm thai sản. Và bảo hiểm thai sản Manulife là một

Bình luận

Bình luận