Có bao nhiêu loại thư tín dụng? Stand by LC là gì?

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương thức thanh toán tài chính khác nhau được sử dụng. Tuy nhiên, phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ (L/C) được ưa chuộng nhất và còn là một phần không thể thiếu của thương mại quốc tế. 

Cụ thể Stand by LC là gì? Có bao nhiêu loại thư tín dụng được chấp nhận? tất cả sẽ trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về thư tín dụng (L/C)

Stand by LC là gì?
Stand by L/C là gì?

L/C là viết tắt của cụm từ Letter of Credit, trong tiếng việt được gọi là thư tín dụng.

Đây là loại thư mà người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành, nhằm cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong thư tín dụng.

Các loại thư tín dụng hiện nay

Thư tín dụng sẽ được chia thành nhiều loại căn cứ vào tính chất của từng giao dịch. Tuy nhiên, 4 loại thư tín dụng phổ biến nhất là:

  • Loại có thể hủy ngang (Revocable L/C): Sau khi đã được mở L/C thì việc bổ sung, sửa chữa, huỷ bỏ có thể thực hiện một cách đơn phương.
  • Loại không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Sau khi đã được mở L/C thì tất cả hành động ảnh hưởng đến L/C đó bao gồm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ chỉ được tiến hành khi được tất cả các bên liên quan xác nhận
  • Loại có xác nhận (Confirmed L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ. Khách hàng sẽ thanh toán qua một ngân hàng khác và sẽ nhận được xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng đang sử dụng
  • Loại chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại không thể huỷ bỏ, chúng quy định quyền của người thụ hưởng có thể chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều đối tượng khác.

Các loại còn lại sẽ ít được sử dụng hơn:

  • TTD giáp lưng (Back to Back L/C).
  • TTD tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
  • TTD dự phòng (Standby Letter of Credit).
  • TTD đối ứng (Reciprocal L/C).
  • TTD có điều khoản đỏ (Red Clause L/C).

Stand by L/C là gì?

Các yếu tố để giúp L/C nâng cao sự tin tưởng với khách hàng
Các yếu tố để giúp L/C nâng cao sự tin tưởng với khách hàng

Stand by L/C là hình thức mà ngân hàng sẽ thay mặt người mua cam kết với người bán sẽ trả tiền trong khoảng thời gian quy định khi người thụ hưởng xuất trình chứng từ phù hợp với quy định trong L/C khi được ngân hàng phát hành mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

L/C là viết tắt từ Letter of Credit, hay được gọi là thư tín dụng. Thư tín dụng là thứ mà người mua yêu cầu ngân hàng phát hành, nhằm cam kết với người bán về việc thanh toán khoản tiền trong một thời gian nhất định.

Sự khác biệt giữa L/C và SBLC

Thư tín dụng là công cụ đảm bảo tài chính, giúp người mua quốc tế thanh toán kịp thời và chính xác cho các nhà cung cấp

SBLC là một loại LC, tùy thuộc vào việc người mua không thực hiện hoặc không trả được nợ đối với ngân hàng phát hành

Quy trình mở Letter of Credit

Một công ty muốn được mở L/C thì đầu tiên phải mở tài khoản ngoại tệ, sau đó tiến hành thủ tục mở thư tín dụng.

Chứng từ mở tài khoản tiền USD

  • Giấy phép kinh doanh.
  • Tài khoản hiện có ngoại tệ tại ngân hàng mở ( Tùy vào hạn mức yêu cầu của mỗi ngân hàng, thường thì từ 200 USD trở lên).
  • Biên bản quyết định thành lập công ty.
  • Biên bản quyết định bổ nhiệm vị trí Giám Đốc và kế toán trưởng.

Lưu ý: Đây là điều kiện thiết yếu của 1 doanh nghiệp khi muốn mở tài khoản L/C

Chứng từ mở L/C

Sau khi mở xong tài khoản ngoại tệ thì kế đến là mở tài khoản L/C. Thường thì các ngân hàng trong nước sẽ cần những giấy tờ sau :

  • Đơn đề nghị mở L/C.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Giấy phép kinh doanh.
  • Giấy phép nhập khẩu khi hàng có hóa đơn (phải đính kèm giấy phép hoặc làm giấy cam kết).

Hướng dẫn thanh toán bằng Letter of Credit

Trình tự thanh toán L/C sẽ diễn ra như sau:

Sơ đồ quy trình thanh toán tín dụng chứng từ chi tiết, đơn giản
Sơ đồ quy trình thanh toán tín dụng chứng từ chi tiết, đơn giản
  • Bước 1: Hợp đồng thương mại được ký kết theo thỏa thuận đôi bên.
  • Bước 2: Người mua làm biên bản yêu cầu ngân hàng mở L/C cho bên bán là người thụ hưởng.
  • Bước 3: Ngân hàng mở L/C, đồng thời chuyển L/C sang ngân hàng tại nước ngoài để thông báo cho người bán.
  • Bước 4: Ngân hàng sẽ thông báo chuyển L/C gốc cho người bán.
  • Bước 5: Người bán nếu không có sai sót sẽ giao hàng theo thỏa thuận.
  • Bước 6: Người bán lập bộ chứng từ gửi về ngân hàng sau khi giao hàng để thông báo nhằm yêu cầu thanh toán.
  • Bước 7: Ngân hàng kiểm tra và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
  • Bước 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, thực hiện thanh toán nếu thấy phù hợp quy định của L/C.
  • Bước 9: Người mua sẽ xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng đã mở L/C.
  • Bước 10: Ngân hàng chuyển toàn bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.

Câu hỏi thường gặp

SBLC sẽ thường được thực hiện với các hợp đồng liên quan đến việc thương mại quốc tế, chúng có xu hướng liên quan cam kết lớn về tiền và có nhiều thêm rủi ro.

  • Phải kiểm tra kỹ về các điều khoản đã ký trong hợp đồng, xem xét giao hàng, phát hành chứng từ, thời gian làm chứng từ,…
  • Những chứng từ cảm thấy khó làm thì có thể không bỏ vào L/C.
  • Nguyên tắc bắt buộc là làm L/C nháp để gửi cho người bán kiểm tra trước khi phát hành L/C nhằm tránh phải tu chỉnh L/C và mất phí.
  • Không kiểm tra được việc người bán có giao hàng đủ và đúng như cam kết hay không. 
  • L/C có lợi cho người mua do không có tiền mặt ngay, có thể chỉ phải ký quỹ 1 tỷ lệ nhất định.

Người mua, người bán và ngân hàng là những bên tham gia .

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì. Đặt câu hỏi ngay

Bài viết trên là những thông tin liên quan đến các loại thư tín dụng. Có thể phương thức này sẽ không cần thiết lắm với những cá nhân và doanh nghiệp nhỏ trong nước. Nhưng khi bạn cần đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế nhanh chóng thì cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn. 

Gợi ý cho bạn

1 Bình luận

Bình luận