Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Cách tính lợi nhuận trước thuế có khó không? Những tiêu chí để đánh giá lợi nhuận quốc tế? Đây là những câu hỏi chung của nhiều người kinh doanh. 

Trong quá trình kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Đây là một chỉ số giúp các chủ đầu tư quản lý mô hình, đánh giá các rủi ro tín dụng. Và phân tích việc đầu tư vào các dự án hiệu quả nhất.

Vậy lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Lợi nhuận trước thuế là gì

Lợi nhuận trước thuế(thu nhập trước thuế) có tên tiếng Anh là Earnings Before Tax(EBT). Đây là một đơn vị đo lường hiệu quả tài chính của công ty. Và là số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại khi đã trừ đi số vốn bỏ ra kinh doanh. Tuy nhiên chưa tính thuế phải nộp nhà nước và tiền lãi.

Lợi nhuận trước thuế hay xuất hiện trên các báo cáo thu nhập giao dịch, lợi nhuận hay thua lỗ. 

Lợi nhuận trước thuế và thu nhập trước thuế là hai khái niệm khác nhau.. Thu nhập trước thuế là phần thu về chưa trừ chi phí bỏ ra kinh doanh. Còn lợi nhuận là đã trừ đi rồi. Phải nắm chắc để tránh nhầm lẫn.

Trong ngành tài chính, lợi nhuận trước thuế được ký hiệu là EBT.

loi-nhuan-truoc-thue

Ý nghĩa của lợi nhuận trước thuế

Trong kinh doanh mỗi một chỉ số đều có các ý nghĩa riêng. Và lợi nhuận trước thuế(EBT) cũng vậy. Hãy cùng tìm hiểu nhé:

Đối với các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, thông minh. Trước khi đầu tư vào doanh nghiệp họ sẽ xem xét lợi nhuận trước thuế. Bởi chỉ số này sẽ giúp đánh giá doanh nghiệp đó có tốt hay không. Đặc biệt là khi các khoản thuế và lãi suất được khấu trừ. Để họ xem xét có nên đầu tư/tiếp tục đầu tư nữa hay không. 

Chỉ số EBT là một ẩn số có tác động rất lớn và bất ngờ đến bản thân doanh nghiệp. Bởi hiện tại khi nhìn vào bạn cảm thấy mọi hoạt động đều diễn ra bình thường. Nhưng lợi nhuận không hề đảm bảo và khó phát triển. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp lớn chỉ số này ít được chú trọng. 

Khi doanh nghiệp muốn vay vốn để kinh doanh. Thì ngân hàng/tổ chức tài chính họ sẽ dựa vào chỉ số EBT của doanh nghiệp trước khi cho vay. Nếu chỉ số EBT cao, ngân hàng chắc chắn sẽ tạo điều kiện, cho doanh nghiệp vay nguồn vốn cao nhất.

Và ngược lại, nếu thấp, hồ sơ của doanh nghiệp rất dễ bị loại. Bởi EBT thấp, nghĩa là kinh doanh kém, tài chính bất ổn và nguy cơ không thể hoàn trả vốn vay cao. 

Khi EBT thấp thì doanh nghiệp /công ty sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản rất coa. Nếu không điều chỉnh, thì có thể bị giải thể bất cứ lúc nào. 

Chỉ số EBIT phản ánh được khả năng phát triển của công ty/doanh nghiệp hiện tại như thế nào. Và như là một phương án nói trước tình hình tương lai. Vì thế khi EBT giảm nhanh, doanh nghiệp nên xem xét và khắc phục. Để tránh rủi ro về sau.

loi-nhuan-truoc-thue

Tính toán lợi nhuận trước thuế

Để có thể biết được tình hình của doanh nghiệp đang như thế nào. Thì phải tính toán lợi nhuận trước thuế một cách chính xác. Dưới đây là quy trình tính toán lợi nhuận trước thuế của bộ phận kế toán: 

Tính tổng số doanh thu của doanh nghiệp

Để tính tổng số doanh thu của doanh nghiệp, cần áp dụng công thức sau: 

Tổng doanh thu – giá vốn bán hàng của doanh nghiệp

Trong đó, giá vốn bán hàng bao gồm các thông số:

  • Chi phí sản xuất.
  • Chi phí vận chuyển.
  • Giá vốn.
  • Các khoản chi phí phát sinh theo các hoạt động của công ty.

Sau lấy tổng doanh thu định kỳ của một tháng trừ đi các khoản chi phí của sản phẩm bán ra. Lúc này bộ phận kế toán sẽ có được số liệu cụ thể về lợi nhuận trước thuế. Khi thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tính các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp

Với bước này, kế toán viên cần phải tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Được trừ đi từ lợi nhuận trước thuế được tạo ra bởi các hoạt động kinh doanh. Theo công thức: 

Tổng lợi nhuận – Chi phí hàng ngày

Những khoản chi phí này cần phải là những khoản phát sinh. Từ các hoạt động vận hành cần thiết của doanh nghiệp.

Sau khi đã tổng hợp số liệu và hoàn thành xong các bước này. Thì bộ phận kế toán mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế. Từ đó có thể tính toán đúng về tình trạng lãi/lỗ của doanh nghiệp.

loi-nhuan-truoc-thue

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Các nhà đầu tư se đánh giá doanh thu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp qua các tiêu chí sau: 

Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 

Lợi nhuận này chính là khoảnh chênh lệch của doanh thu và các chi phí hoạt động khi kinh doanh. 

Bao gồm: Giá thành các sản phẩm hàng hóa và các dịch vụ đã tiêu thụ.

Thứ hai, lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 

Đây là khoản lợi nhuận phải nộp theo quy định của pháp luật. Được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí của những công việc liên quan đến tài chính. 

Thứ ba, lợi nhuận từ các hoạt động khác: 

Đây là khoản lợi nhuận chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh doanh khác nhau. Đi đôi với khoản lợi nhuận này chính là các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ theo quy định của pháp luật khi kinh doanh.

loi-nhuan-truoc-thue

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về khái niệm và cách tính lợi nhuận trước thuế tại các công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra còn thêm các tiêu chí để đánh giá các khoản lợi nhuận. Qua đó có thể khẳng định rằng chỉ số EBT là một chỉ số rất quan trọng để có thể xác định được hoạt động kinh doanh, lỗ – lãi của các doanh nghiệp.

Các bạn đã nắm vững các kiến thức về lợi nhuận trước thuế chưa nào? Hãy bình luận câu trả lời xuống dưới nhé!

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận