GRDP là gì? 3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn

Bài viết dưới đây Taichinhz sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về GRDP là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được 3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn chi tiết nhất. Rất nhiều thông tin bổ ích đang chờ bạn khám phá đấy!

GRDP là gì?

GRDP là viết tắt của Gross Regional Domestic Product. Nó mang nghĩa là tổng sản phẩm trên địa bàn. Đây là kết quả cuối cùng của các đơn vị sản xuất trên địa bàn các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

GRDP là viết tắt của Gross Regional Domestic Product, mang nghĩa tổng sản phẩm trên địa bàn
GRDP là viết tắt của Gross Regional Domestic Product, mang nghĩa tổng sản phẩm trên địa bàn

Lĩnh vực chỉ số GRDP xét đến

Tổng sản phẩm trên địa bàn là một thống kê đo lường quy mô nền kinh tế của khu vực. Nó phản ánh giá trị mới tăng thêm của các sản phẩm dịch vụ được tạo ra tại khu vực tỉnh/ Thành phố. Thông thường thời gian kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

GRDP thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của địa phương. Nó tập trung vào 3 lĩnh vực chính bao gồm:

  • Nông- lâm- ngư nghiệp. 
  • Công nghiệp: Sản xuất, xây dựng, khai thác, điện, nước.
  • Dịch vụ: truyền thông, lưu trữ, giao thông vận tải, thương mại, tài chính, bất động sản, quyền sở hữu nhà ở của chính phủ tư nhân. 
GRDP thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của địa phương
GRDP thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của địa phương

Lợi ích của GRDP

Nhờ chỉ số GRDP, Nhà nước dễ dàng so sánh sự phát triển của hàng hóa,dịch vụ giữa các tỉnh. Từ đó, cơ quan có trách nhiệm sẽ đưa ra các chiến lược sản xuất và hoạt động dịch vụ đúng đắn. Mỗi tình phát triển bền vững kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cả nước.

Nội dung của GRDP

Nội dung của GRDP xét trên các góc độ tổng quát khác nhau bao gồm:

  • Xét về góc độ sử dụng: GRDP là tổng cầu của nền kinh tế khu vực tỉnh, thành phố. Nó bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình/chính quyền địa phương, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu.
  • Xét về góc độ thu nhập: GRDP gồm thu nhập của người lao động, khấu hao tài sản cố định trong sản xuất, thuế sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.
  • Xét về góc độ sản xuất: GRDP là giá trị sản xuất không tính chi phí trung gian.

Ưu điểm khi dùng chỉ số GRDP 

Tương tự như GDP, GRDP  phản ánh giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh/Thành phố trong thời gian nhất định. Tuy nhiên chỉ số GRDP có những mặt ưu điểm nổi bật như:

  • Độ chính xác cao, không bị trùng lặp hay sót về kết quả kinh doanh sản xuất của các đơn vị giữa các tỉnh/Thành phố.
  • Thể hiện sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung cũng như riêng của từng ngành.
  • Phù hợp, đáp ứng được quy định chung của Liên Hiệp Quốc về thống kê tài khoản quốc gia.
  • Khắc phục được chênh lệch số liệu một cách hiệu quả giữa trung ương và địa phương bởi việc tính toán, công bố do một cơ quan đầu mối làm chủ.
  • GRDP thể hiện sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung của ngành kinh tế khu vực.
GRDP thể hiện sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung của ngành kinh tế khu vực
GRDP thể hiện sát thực hơn về tốc độ tăng trưởng chung của ngành kinh tế khu vực

3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP

Ngay sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết 3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP. Nó không quá khó nhưng để ra con số chính xác nhất cần số liệu chuẩn. 

Theo phương pháp sản xuất

Nếu tính tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP theo phương thức sản xuất, ta áp dụng công thức:

GRDP = VA + T – S

Trong đó:

  • VA: Là tổng giá trị tăng thêm của các ngành nghề, dịch vụ.
  • T: Là thuế nhập khẩu vào địa phương.
  • S: Trợ cấp sản phẩm trong địa phương.
Ví dụ về tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP
Ví dụ về tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP

Theo phương pháp thu nhập

Nếu bạn tính theo phương pháp thu nhập, GRDP  dựa trên mức thu nhập của từng cá nhân hay hộ gia đình đang có hộ khẩu và sinh sống tại địa phương. Công thức tính như sau:

GRDP = I+T+A+S

Trong đó:

  • I: Thuế sản xuất không bao gồm phần trợ cấp sản xuất.
  • T: Thu nhập của người lao động đến từ các hoạt động sản xuất , có thể tính bằng hiện vật quy ra tiền.
  • A: Khấu hao tài sản.
  • S: Thu nhập hỗn hợp hoặc thặng dư sản xuất.

Theo phương pháp sử dụng

Cuối cùng nếu tính GRDP theo phương pháp sử dụng, bạn áp dụng công thức:

GRDP = C + G + I + (X-M)

Trong đó:

  • C: Chi tiêu của hộ gia đình.
  • G: Tổng chi tiêu của cả hệ thống chính phủ và nhà nước.
  • I: Tích lũy tài sản hoặc đầu tư của nhà kinh doanh.
  • X: Xuất khẩu ròng.
  • M: Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Lưu ý cần nắm khi tính tổng sản phẩm trên địa bàn

Trên đây là 3 cách tính GRDP chi tiết, bạn cần nắm một số lưu ý để tránh nhầm lãi và sai sót. Cụ thể như sau:

Phân biệt GDP và GRDP

Tin rằng sẽ có nhiều bạn đọc vẫn chưa phân biệt rõ được sự khác nhau giữa GDP và GRDP.  Thông tin sau sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn.

Chỉ số GDP là chỉ số tổng sản phẩm trong lãnh thổ Việt Nam. Nó là giá trị thị trường tính trên tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đầu cuối sản xuất trong phạm vi 1 lãnh thổ. Chỉ số GRDP là tổng sản phẩm tính trên mỗi người tại địa phương, tỉnh, Thành phố. 

GDP là tổng sản phẩm tính cho 1 quốc gia, đất nước, phạm vi lớn hơn GRDP
GDP là tổng sản phẩm tính cho 1 quốc gia, đất nước, phạm vi lớn hơn GRDP

Nó đóng vai trò như chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng với tỉnh/Thành phố cụ thể. Nhà nước căn cứ vào chỉ số này để so sánh, đánh giá mức thu nhập, tổng sản phẩm của 1 tỉnh trong nước.

GDP là tổng sản phẩm tính cho 1 quốc gia, đất nước. GRDP là chỉ số tổng sản phẩm tính trong 1 Thành phố hoặc tỉnh nhất định. Như vậy, 2 khái niệm này tương đương nhau chỉ khác phạm vi, GRDP nhỏ hơn.

Tránh nhẫm lẫn giữa tăng trưởng và chỉ tiêu GRDP

Thêm vào đó, bạn cần phân biệt rõ ràng tăng trưởng và chỉ tiêu GRDP. Nếu nhầm lẫn sẽ dẫn đến tình trạng không xác định rõ liệu tổng sản phẩm địa bàn có vượt mức hay không?

Tăng trưởng GRDP là sự thay đổi tích cực theo hướng đi lên của các chỉ số của GRDP. Nó chính là sự tăng lên của tỷ lệ tăng trước sản phẩm và các hoạt động sản xuất trong địa bàn tỉnh/Thành phố. Thông thường Nhà nước sẽ đem ra so sánh với các kỳ sản xuất năm trước để đánh giá và thống kê.

Tăng trưởng GRDP là sự thay đổi tích cực theo hướng đi lên của các chỉ số của GRDP
Tăng trưởng GRDP là sự thay đổi tích cực theo hướng đi lên của các chỉ số của GRDP

Chỉ tiêu GRDP chính là con số mà đơn vị sản xuất đặt ra sau khi tổng kết báo cáo của năm cũ. Các chỉ tiêu dành cho năm mới sẽ là đích đến cho việc sản xuất và dịch vụ của địa phương. 2 loại chỉ tiêu quan trọng nhất là chỉ tiêu đạt được và chỉ tiêu đặt ra.

Như vậy khi có số liệu tăng trưởng GRDP, bạn biết được trong năm qua tỉnh/Thành phố có tăng các sản phẩm, dịch vụ so với năm trước hay không? Từ đó đưa ra các chỉ tiêu GRDP làm mục tiêu phấn đấu trong năm tới. 

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm rõ được GRDP là gì? Nó là hỉ số tổng sản phẩm tính trong 1 Thành phố hoặc tỉnh nhất định. Taichinhz cũng đã giúp bạn đọc biết được 3 cách tính GRDP chi tiết.

Bình luận

Bình luận