Giao dịch viên là gì? Các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng?

Bạn có biết các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng gồm những gì? Đây là nghề có thu nhập cao, mang đến nhiều lợi ích đồng thời cũng rất áp lực. Cùng đọc những chia sẻ chi tiết sau, Taichinhz sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề này

Giao dịch viên là gì?

Giao dịch viên là những nhân viên đón tiếp bạn ở các quầy giao dịch. Họ làm việc ở các chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch của 1 ngân hàng. Những nhân viên này trực tiếp gặp mặt khách hàng, tiếp nhận và xử lý các yêu cầu như:

Giao dịch viên là những nhân viên làm việc tại các quầy giao dịch ở ngân hàng
Giao dịch viên là những nhân viên làm việc tại các quầy giao dịch ở ngân hàng
  • Ủy nhiệm chi.
  • Thu/chi hộ.
  • Mở tài khoản.
  • Nộp/rút tiền.
  • Hạch toán giao dịch.
  • Giải quyết các thắc mắc.
  • Cung cấp thông tin cho khách hàng.

Giao dịch viên là hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, thể hiện chất lượng dịch vụ. Họ là những người kết nối giữa ngân hàng và khách hàng.

Do đó, họ cần đáp ứng những yêu cầu cao về ngoại hình, các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng. Đồng thời những người nhân viên này cần có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt. Trong xã hội hiện đại, các ngân hàng hiện nay cần xây dựng hình ảnh của giao dịch viên tốt để cạnh tranh.

Các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng

Ngay sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các nghiệp cụ của giao dịch viên ngân hàng. Từ đó bạn dễ dàng biết được họ có thể giúp bạn thực hiện và giải quyết những vấn đề gì. Đây được xem như 1 nghề có nhiều cơ hội thăng tiến và cũng rất áp lực.

Tiếp xúc với khách hàng, nhận các yêu cầu

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và nhận yêu cầu là 1 trong các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng. Trong 1 khoảng thời gian ngắn, họ phải tạo cho bạn ấn tượng tốt về ngân hàng đang làm việc. Đồng thời giao dịch viên cần tìm hiểu nhu cầu của bạn để kịp thời hỗ trợ.

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và nhận yêu cầu là 1 trong các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng
Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và nhận yêu cầu là 1 trong các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng

Nhiệm vụ này đòi hỏi người giao dịch viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo. Họ luôn tận tâm và chu đáo để khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng. Giải quyết các vấn đề nhanh chóng và kịp thời là cách khẳng định chất lượng dịch vụ của ngân hàng đó.

Tư vấn và hướng dẫn khách hàng

Các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng liên quan đến tư vấn và hướng dẫn khách hàng. Những công bao gồm:

Các nghiệp vụ của giao dịch viên liên quan đến tư vấn và hướng dẫn khách hàng
Các nghiệp vụ của giao dịch viên liên quan đến tư vấn và hướng dẫn khách hàng
  • Tư vấn, hướng dẫn các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng. Người giao dịch viên cần khéo léo đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
  • Giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi đến với khách hàng giúp gia tăng doanh thu.
  • Nhận những thắc mắc của khách hàng và cung cấp thông tin chính xác .
  • Thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách/sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng.
  • Tiếp nhận, giải thích và cập nhật các thông tin từ khách hàng.
  • Lắng nghe và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi cho phép. Người giao dịch viên cần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và sự uy tín của ngân hàng.

Thực hiện thao tác nghiệp vụ, hoàn thành giao dịch

Giao dịch viên cần thực hiện các thao tác nghiệp vụ, hoàn thành giao dịch. Cụ thể bao gồm:

Giao dịch viên cần thực hiện các thao tác nghiệp vụ, hoàn thành giao dịch
Giao dịch viên cần thực hiện các thao tác nghiệp vụ, hoàn thành giao dịch
  • Thực hiện các giao dịch về sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ thẻ, tiền gửi, thanh toán, thu chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền…
  • Xử lý chứng từ, chọn lọc tiền, phát hiện tiền giả hoặc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
  • Đảm bảo cung cấp và phục vụ theo yêu cầu của khách hàng 1 cách nhanh chóng, chính xác. Tất cả các thao tác đều theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng với chất lượng tốt nhất.

Hạch toán chứng từ, giấy tờ liên quan và báo cáo

Các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng còn bao gồm hạch toán chứng từ và các giấy tờ liên quan. Định kỳ theo ngày, tuần, tháng, quý họ đều phải báo cáo và kiểm soát các giao dịch thực hiện. 

Chăm sóc khách hàng 

Cuối cùng 1 trong các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng không thể bỏ qua là chăm sóc khách hàng. Họ cần tạo ấn tượng tốt đẹp và khiến khách hàng tin tưởng, muốn sử dụng nhiều các dịch vụ khác tại ngân hàng. 

1 trong các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng không thể bỏ qua là chăm sóc khách hàng
1 trong các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng không thể bỏ qua là chăm sóc khách hàng

Những lợi thế và áp lực khi làm giao dịch viên

Mọi người đều rất ngưỡng mộ các giao dịch viên ngày ngồi điều hòa, đi làm 8 tiếng và có mức lương cao ngất ngưởng. Tuy nhiên thực tết lại không như vậy. Mời bạn cùng tham khảo bảng nêu bật những lợi thế và áp lực của nghề này.

Những lợi thế và áp lực khi làm giao dịch viên
Những lợi thế và áp lực khi làm giao dịch viên

Lợi thế khi làm giao dịch viên

  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động: Ngân hàng là môi trường làm việc cởi mở, hòa đồng và thường là những người trẻ. Tính minh bạch và có cơ hội sáng tạo, đóng góp, xây dựng.
  • Có nhiều mối quan hệ: Mỗi ngày giao dịch viên phải tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều khách hàng. Họ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết vấn đề và có thêm nhiều các mối quan hệ tốt.
  • Chế độ đãi ngộ và lương thưởng cao: Dễ nhận thấy lương thưởng của các ngân hàng đều rất tốt. Tuy nhiên để vào làm tại ngân hàng, người  giao dịch viên cũng học tập và rèn luyện tốt mới được vào làm.

Áp lực trong nghề giao dịch viên

  • Thời gian dài: Nếu bạn nghĩ giao dịch viên chỉ làm 8 tiếng mỗi ngày là hoàn toàn chưa đúng. Sau giờ làm họ sẽ phải ở lại hạch toán chứng từ, giấy tờ liên quan và báo cáo.
  • Chỉ tiêu doanh số: KPI đều áp dụng tại các ngân hàng để thúc đẩy nhân viên làm việc.
  • Độ chính xác cao: Các giao dịch đều liên quan đến các con số và tiền do đó độ chính xác gần như tuyệt đối trong giao dịch.

Vậy 1 người giao dịch viên từ khi bước vào làm có thể tự đặt ra lộ trình thăng tiến của bản thân như sau:

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên, những người mới sẽ vào vị trí giao dịch viên.
  • Từ 2 – 3 năm, nếu làm tốt giao dịch viên sẽ tiến lên làm kiểm soát viên.
  • Từ 3 – 5 năm, lúc này bạn đã có nhiều kinh nghiệm và rất dễ đề bạt lên chức trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng.
  • Từ 5 – 7 năm, bạn có thể lên làm Phó giám đốc Vận hành.
  • Từ 7 – 9 năm, Giám đốc chi nhánh sẽ là vị trí tiếp theo nếu bạn đủ năng lực và có cơ hội.

Nói tóm lại qua bài viết này bạn đã nắm được các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng. Taichinhz hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn hiểu sâu hơn về nghề này.

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận