Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng là một khái niệm rất quen thuộc với nhiều người kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên thì khái niệm này khá dễ nhầm lẫn. Và để việc kinh doanh của doanh nghiệp phát triển thuận lợi, thì chủ doanh nghiệp cầm nắm chắc khái niệm này.

Vậy lợi nhuận ròng là gì? Vai trò ý nghĩa và cách tính ra sao? Các bạn hãy cùng Taichinhz tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! 

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng chính là khoản chi phí của doanh nghiệp sau khi đã lấy tổng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí hoạt động và thuế doanh nghiệp phải nộp. Lợi nhuận ròng còn được các doanh nghiệp gọi là thu nhập ròng, lãi thuần, lãi ròng,.. 

Lợi nhuận ròng còn bao gồm cả giá dịch vụ tiêu thụ và giá sản phẩm,… Trên thực tế khi doanh nghiệp càng lớn thì việc tính lợi nhuận ròng sẽ rất phức tạp. Bởi để tính thì doanh nghiệp cần phân loại các khoản chi phí, doanh thu sao cho đúng quy định, phạm vi. 

Lợi nhuận ròng có rất nhiều các định nghĩa khác nhau, ví dụ ở Mỹ lợi nhuận ròng sẽ được gọi là lợi nhuận sau thuế.

Một tỷ số có liên quan mật thiết với lợi nhuận ròng chính là tỷ suất biên lợi nhuận ròng. Khi chia lợi nhuận ròng theo doanh thu, chúng ta sẽ có được tỷ suất này. Và từ đây có thể rút ra khả năng sinh lời theo phần trăm của doanh nghiệp

Vai trò của lợi nhuận ròng?

Vai trò của lợi nhuận ròng?

Lợi nhuận ròng là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả, thì lợi nhuận nhuận ròng sẽ càng lớn. Vì lợi nhuận ròng sẽ cho biết phần trăm của giá trị lợi nhuận trên tổng số doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp biết được mình đang hoạt động như nào, cần phát huy và hạn chế những gì? 

Giá trị lợi nhuận ròng sẽ lớn hơn 0 khi doanh nghiệp phát triển. Và nhỏ hơn 0  khi doanh nghiệp đang khó khăn, và dễ phá sản. Từ đây đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra phương án điều chỉnh càng nhanh càng tốt. 

Tỷ số lợi nhuận ròng ở mỗi ngành nghề kinh doanh là không giống nhau.

Mỗi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có tỷ số lợi nhuận ròng khác nhau. Vì thế khi các chuyên gia phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thì chỉ có thể so sánh một ngành nào đó so với tỷ số bình quân chung của tất cả các ngành trong doanh nghiệp đó. Hoặc nếu muốn so sánh với doanh nghiệp khác thì phải so sánh cũng một ngành vào một thời gian như nhau. 

Để đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp cần tăng giá sản phẩm lên. Bởi thuế của doanh nghiệp được đánh giá là khá cao. Và doanh nghiệp nên kết hợp giảm chi phí hoạt động xuống.

Mức tối đa của chi phí hoạt động chỉ được chiếm 30% doanh thu. Thì mức lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ hiệu quả và ổn định nhất. 

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì?

Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng lợi nhuận ròng, bởi nó có rất nhiều ý nghĩa quan trọng. Vậy ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở dưới đây:

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì?

Ảnh hưởng đến công việc nội bộ của toàn doanh nghiệp

Khoản tiền cuối cùng mà chủ doanh nghiệp và các cổ đông nhận được và sử dụng. Chính là lợi nhuận ròng, và khoản tiền này sẽ phản ánh trực tiếp, khách quan nhất hoạt động của doanh nghiệp.

Và cũng là yếu tố để các cổ đông xem xét có nên đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc nội bộ nhân sự của toàn doanh nghiệp. 

Phục vụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu và đầu tư của doanh nghiệp

Để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có tốt hay không? Thì các chuyên gia phân tích họ sẽ nhìn vào lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đó.

Nếu lợi nhuận ròng thấp thì chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp đang rất kém. Và ngược lại khi lợi nhuận ròng cao, thì việc kinh doanh của doanh nghiệp đang rất phát triển. Từ đó các nhà đầu tư sẽ tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư. 

Giúp việc vay vốn của doanh nghiệp dễ dàng hơn

Khi một doanh nghiệp muốn vay một khoản tiền lớn tại ngân hàng. Thì ngân hàng sẽ dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp để biết có nên cho vay hay không?

Khi lợi nhuận ròng của doanh nghiệp cao, thì chắc chắn ngân hàng sẽ tin tưởng doanh nghiệp đó hơn. Và dĩ nhiên việc vay vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy lợi nhuận ròng có vai trò rất quan trọng trong việc vay vốn của doanh nghiệp. 

Cách tính lợi nhuận ròng

Cách tính lợi nhuận ròng

Công thức tính lợi nhuận ròng của doanh nghiệp như sau: 

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp: Là toàn bộ số tiền bao gồm các khoản tiền đã trừ đi tiền chiết khấu ngân hàng. Và các khoản tiền được hoàn lại. 
  • Tổng chi phí kinh doanh: Là tổng tất cả các khoản chi phí từ chi phí nguyên vật liệu, đến chi phí vay kinh doanh. Và các loại chi phí khác như: Chi phí bán hàng, giao hàng, chi phí mua bán, chi phí sản xuất, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…

Từ công thức trên, các chuyên gia kinh tế đã rút gọn thành công thức sau: 

Lợi nhuận ròng = 0.48 * tổng doanh thu doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chi phí hoạt động của cả doanh nghiệp. Từ đó để lợi nhuận ròng tăng cao thì phải giảm chi phí hoạt động xuống mức tối thiểu nhất. 

Ví dụ: Doanh nghiệp của Thành sau một năm kinh doanh thì tổng doanh thu thu được là 500 triệu đồng. Vậy lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sau 1 năm là: 

=> Lợi nhuận ròng = 0.48 * 500 triệu đồng = 240 triệu đồng.

Kết luận

Bên trên là những chia sẻ của Taichinhz về lợi nhuận ròng. Từ khái niệm, ý nghĩa, vai trò đến công thức tính lợi nhuận ròng là gì? Hy vọng rằng qua bài viết này các doanh nghiệp có thể đánh giá và lựa chọn được cách phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả nhất. 

Gợi ý cho bạn

Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Cách tính lợi nhuận trước thuế có khó không? Những tiêu chí để đánh giá lợi nhuận quốc tế? Đây là những câu hỏi chung của nhiều người

Bình luận

Bình luận