Lãi suất gửi tiết kiệm tích lũy tại các ngân hàng 2024

Bạn là một nhân viên công sở, có mức lương ổn định và luôn có khoản dư trung bình vào cuối mỗi tháng? Bạn là học sinh, sinh viên – mỗi tháng luôn làm thêm để dành dụm tiền cho tương lai, nhưng không dư quá nhiều để gửi tiết kiệm khoản lớn?

Lãi suất tiết kiệm tích lũy – hình thức dịch vụ tiết kiệm mới từ các ngân hàng sẽ là đáp án cho bài toán tài chính tương lai của bạn.

Tiết kiệm tích lũy là gì?

Tiết kiệm tích lũy: hình thức tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn. Thay vì gửi một khoản tiền lớn ngay từ đầu, khách hàng sẽ gửi tiết kiệm định kỳ một số tiền nhất định như đã thỏa thuận với ngân hàng. Thời gian gửi định kỳ có thể là hằng ngày, hằng tháng hoặc hằng năm – với kỳ hạn từ 6 tháng đến 10 năm. 

Hình thức này vốn biết dưới một cái tên khác là tiết kiệm tiền góp, phù hợp với đa số người sử dụng vì yếu tố tích lũy của nó. Thay vì bạn tự “bỏ ống heo” mỗi tháng , thì bạn có thể gửi đến một “ống heo” khác uy tín để số tiền được sinh lời chắc chắn

Gửi tiết kiệm tích lũy để đảm bảo tương lai
Gửi tiết kiệm tích lũy để đảm bảo tương lai

Ưu điểm và hạn chế của tiết kiệm tích lũy

Sau khi tìm hiểu về khái niệm của tiết kiệm tích lũy, đây là những ưu và nhược điểm bạn cần xem xét trước khi mở một tài khoản tiết kiệm tích lũy:

Ưu điểm

  • Đơn vị tiền tệ đa dạng: USD hoặc VNĐ.
  • Cho phép bạn tích góp từ những khoản tiền nhỏ.
  • Thời gian định kỳ linh động: Tùy thuộc vào lựa chọn cá nhân, 3-6 tháng hoặc từ 6 tháng -15 năm. 
  • Hình thức đăng ký: Cực kỳ tiện lợi với thời đại ngày nay, có thể thực hiện được trên các ứng dụng eBanking hoặc ngay tại bất kỳ nơi giao dịch ngân hàng bạn chọn. 
  • Việc gửi tiền không hề giới hạn lựa chọn: Tiền mặt, cho phép phía ngân hàng trích tiền từ tài khoản có sẵn, hoặc chuyển tiền từ các dịch vụ ví điện tử,…
  • Rút vốn trước hạn, cầm cố vay, bảo lãnh vay vốn cho phía thứ ba, xác nhận khả năng tài chính: hoàn toàn có thể dựa trên tài khoản này.
  • Lãi suất cạnh tranh từ các ngân hàng nhỏ, mức góp tối thiểu định kỳ chỉ từ 100.000đ.
  • Số tiền bạn gửi định kỳ phải bằng tối thiểu số tiền đã đăng ký.

Hạn chế

  • Lãi suất không sinh lời nhiều so với người đã có khoản dư lớn từ đầu đối với những người kinh doanh, người đã về hưu không đảm bảo mức tiết kiệm tích lũy mỗi tháng,…
  • Rút tiền trước kỳ hạn: Mức lãi suất sẽ giảm, tùy thuộc vào từng ngân hàng.
  • Dành cho những người có mức tiết kiệm đều đặn để gửi định kỳ đúng theo cam kết với ngân hàng.

Khác biệt giữa hai hình thức tiết kiệm tích lũy và tiết kiệm thông thường

Tiết kiệm tích lũy

  • Mục tiêu của khách hàng rõ ràng, cần “tích tiểu thành đại”: Mua nhà, du lịch, dành dụm cho con cái, chuẩn bị dưỡng lão,…
  • Tiền gửi bảo đảm đều đặn, ổn định.
  • Hình thức gửi linh hoạt, với số tiền nhỏ cũng có thể mở tài khoản.
  • Tiền sinh lời ngay, trích rút không quá khó khăn.
Gửi tiết kiệm tích lũy giúp bạn ổn định khả năng tài chính tương lai
Gửi tiết kiệm tích lũy giúp bạn ổn định khả năng tài chính tương lai

Tiết kiệm thông thường

  • Khách hàng thường chưa có mục tiêu, gửi khoản tiền chưa sử dụng lớn vì tin tưởng sự an toàn của ngân hàng.
  • Tiền gửi theo kỳ hạn thường có giá trị lớn.
  • Tâm lý chung: Ngại mở sổ khi khoản tiền còn quá ít.
  • Tự tích tiền đủ lớn để mở tài khoản nhưng vẫn có thể dẫn đến việc có thể chi tiêu ngoài dự định số tiền định gửi.

Cách tính lãi suất khi gửi tiết kiệm tích lũy

Dẫu biết được mức lãi suất gửi khi làm hợp đồng, nhưng bạn cũng nên nắm rõ công thức tính lãi suất tiền tiết kiệm tích lũy. Việc này giúp bạn phần nào ước lượng được thời gian cần tiết kiệm để đạt được mục tiêu tài chính, cân nhắc các khoản chi tiêu cho mức tích lũy phù hợp:

Chúng ta có công thức như sau:

Số tiền lãi = T1 x A1 /360 + T2 x A2 / 360 + …Tn x An /360

Trong đó:

  • T1, T2…Tn: Số dư cuối mỗi ngày, tính từ ngày gửi đầu – ngày gửi n
  • A1, A2…An: Lãi suất gửi góp theo kỳ hạn tiền (%/năm) theo ngày gửi
  • n : Tổng số ngày gửi tích lũy

Ví dụ: Khách hàng A gửi tiết kiệm tích lũy tại ngân hàng XY năm 2020 với khoản tiền 500 triệu đòng và mỗi tháng gửi thêm 10 triệu. Kỳ hạn gửi là 6 tháng với lãi suất áp dụng ở mức 6,41%/năm. Vậy tiền lãi khách hàng đó sẽ nhận được như sau:

  • Tháng 1: Khách hàng nhận được lãi L1 = 500*6,4%/12 = 2,67 triệu đồng.
  • Tháng 2: Khách hàng nhận được lãi L2 = (500+2,67+10)*6.4%/12 = 2,73 triệu đồng.
  • Tháng 3: Khách hàng nhận được lãi L3 = (500+2.67+10+2.73+10)*6.4%/12 = 2,8 triệu đồng.

Và tương tự:

  • L4 = 2,87 triệu đồng.
  • L5 = 2,94 triệu đồng.
  • L6 = 3 triệu đồng.

Vậy, tổng số tiền lãi khách hàng nhận được khi gửi tiết kiệm hàng tháng ngân hàng XY trong trường hợp trên là: L = L1+L2+…+L6= 17,02 triệu đồng.

Hướng dẫn cách gửi tiết kiệm tích lũy

Khi gửi tiết kiệm tích lũy, những ngân hàng sẽ có những điều kiện gửi và quy trình làm việc khác nhau, dưới đây là một số thông tin cơ bản mà hầu hết các ngân hàng áp dụng. Cụ thể:

Điều kiện gửi

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp từ 18 tuổi đến 61 tuổi.
  • Tùy vào yêu cầu của ngân hàng, bạn có thể sẽ phải thực hiện kiểm tra sức khỏe để đảm bảo điều kiện thể chất.
  • Số tiền gửi tối thiểu khi ký kết: 100.000 VND- 200.000 VND (tùy quy định của mỗi ngân hàng).

Quy trình gửi

  • Mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực đến chi nhánh ngân hàng gần nhất có dịch vụ gửi tích lũy.
  • Nhân viên gân hàng sẽ hướng dẫn thực hiện hồ sơ và thủ tục.
  • Hoàn tất quá trình nộp tiền đầu tiên. Sau đó, bạn có thể nộp định kỳ trên ứng dụng Banking, hoặc nhờ người nộp định kỳ mà không cần mang theo sổ.
  • Lúc đăng ký, bạn có thể yêu cầu dịch vụ trích tiền gửi. Vào mỗi kỳ,ngân hàng sẽ tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán để nộp tiền tích lũy cho bạn.

Nên gửi tiết kiệm tích lũy ngân hàng nào?

Nên gửi tiết kiệm tại ngân hàng hàng nào để đảm bảo và lãi suất ổn định
Nên gửi tiết kiệm tại ngân hàng hàng nào để đảm bảo và lãi suất ổn định

Hiện nay, với mức thu nhập tương đối cao và ổn định, nhu cầu gửi tiết kiệm đầu tư cho tương lai cũng khá nhiều. Nên đa số các ngân hàng đều có hình thức gửi tiết kiệm tích lũy với lãi suất cạnh tranh.

Để biết nên gửi tiết kiệm tích lũy tại ngân hàng nào có mức lãi suất tốt nhất, hãy theo dõi bảng lãi suất dưới đây để so sánh và đưa ra lựa chọn ngân hàng cho mình:

Ngân hàngSản phẩmLãi suất (năm)
LienVietPostBank4,50% – 7,20%
KienLong Bank3,55% – 7,10%
NCBTiết kiệm tích lũy3,90% – 7,50%
VRBTiết kiệm tích lũy3,60% – 7,20%
PVcomBankTiết kiệm Tích Lũy3,95% – 6,80%
ACBThiên Thần Nhỏ – Thành Tài – An Cư Lập Nghiệp – Tích lũy Tương Lai 4,00% – 5,50% – 6,20%
GPBank5,30% – 5,90%
ABBankTiết kiệm tích lũy cho tương lai5,30% – 5,80%
SacombankTiết kiệm Tích Tài4,00%
VietCapital BankTiết kiệm tích lũy An Phúc4,00%

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài những vấn đề chính yếu, đây là một số thắc mắc thường thấy khi cân nhắc lựa chọn hình thức lãi suất tiết kiệm.

Việc gửi tiết kiệm tích lũy hoàn toàn là một đáp án cho những ai luôn tìm kiếm cách tiết kiệm hiệu quả, đơn giản, an toàn với mức thu nhập thấp nhưng đều đặn.

Gửi tiết kiệm tích lũy dài hạn khi mục tiêu tiết kiệm lớn, đảm bảo được vấn đề tiền dư mỗi tháng đều đặn, không có vấn đề phát sinh quá nhiều.

Gửi tiết kiệm tích lũy ngắn hạn khi bạn có nhu cầu tiết kiệm ngắn hạn, có nhu cầu kinh doanh xoay vốn gấp, chọn hình thức này để đảm bảo mức lãi suất.

Hầu hết các ngân hàng tư nhân sẽ có mức lãi suất cao hơn ngân hàng vốn Nhà nước. Nếu bạn muốn mức tiền tích lũy sinh lời cao nhất có thể, việc cân nhắc các ngân hàng nhỏ hoàn toàn là một bước nên làm.

Hãy cân nhắc việc lựa chọn các ngân hàng tư nhân có nguồn vốn cổ phần mạnh, quy mô phát triển bền vững, cũng như tham khảo các nguồn số liệu để đảm bảo việc tích lũy là đúng nơi, đúng chỗ.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì. Đặt câu hỏi ngay

Tuy là một dịch vụ mở rộng sau này, nhưng sự tiện lợi, tính thực tế cũng như khả năng sinh lời hoàn toàn không thua kém các dịch vụ tiết kiệm truyền thống. Chúc bạn sớm lựa chọn được cách tiết kiệm tối ưu – phát huy nguồn tài chính!